NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG CUỘC SỐNG ĐỂ THÀNH CÔNG
Những kiến thức cơ bản trong cuộc sống là những kiến thức để giúp con người có thể sống và làm việc tốt. Xã hội hiện nay ngày càng phát triển về công nghệ thông tin, xu hướng toàn cầu hóa đẩy mạnh. Việc cạnh tranh càng xảy ra khốc liệt hơn. Vì thế nếu như bạn không học 8/10 những kiến thức cuộc sống cần biết sau đây, bạn sẽ bị lạc hậu bởi xã hội ngày một tân tiến này.
1. Kiến thức phổ thông trong cuộc sống
Đó là những kiến thức được đào tạo theo chương trình phổ thông bắt đầu từ lớp lá mầm, rồi cho đến hết lớp 12. Từ bảng chữ cái, những bài học vỡ lòng, cho đến những kiến thức về động thực vật, các phép toán, cách làm bài văn… Cho đến khi học xong các lớp THPT đến lúc ôn thi và bắt đầu tìm kiếm cho mình thông tin tuyển sinh đại học. Những kiến thức đó cũng thuộc về những kiến thức phổ thông trong cuộc sống mà không ai có thể thiếu nếu muốn mình có một cuộc sống chất lượng.
Bạn cũng biết cuộc sống của người mù chữ thế nào rồi, thế nên không cần bình luận thêm về vấn đề này. Nhưng bạn có tưởng tượng được việc chưa học hết THPT hoặc THCS. Lượng kiến thức cuộc sống sẽ không cao, và từ đó bạn sẽ như một người lạc hậu trong chính thời đại của mình. Bạn sẽ bị ngăn cách với những người cùng thế hệ cứ như khoảng cách giữa hai nền văn minh vậy. Từ đó cơ hội việc làm của bạn giảm xuống mức dưới 10%.
2. Kiến thức về sức khỏe, các kỹ năng sơ cứu
Một trong những kiến thức cần biết trong cuộc sống đó là về sức khỏe. Dù bạn là một người đang đi làm, đi học hay làm nội trợ thì chí ít bạn cũng cần phải có kiến thức về sức khỏe. Bởi vì trong cả cuộc sống, ai cũng phải trải qua ốm đau, bệnh tật, hoặc những sự cố gây tổn thương đến cơ thê. Và trong những tình huống đó, chúng ta phải biết những kỹ năng như: giải cảm, hạ sốt tại nhà, sơ cứu những tình huống nguy hiểm.
Các kỹ năng sơ cứu bất cứ ai cũng cần phải học: sơ cứu rắn cắn, xử lý, cầm máu vết thương hở, băng nẹp tạm thời cho người gãy tay, chân, sơ cứu đuối nước, điện giật hoặc hô hấp nhân tạo, ép tim v.v… Hãy học những kỹ năng trên để chăm sóc không chỉ cho bản thân và cả những người mà bạn yêu thương.
3. Các kỹ năng thoát hiểm
Ngày nay, cuộc sống càng hiện đại, càng có thêm nhiều mối nguy hiểm ấn chứa như: gặp phải trộm cướp, biến thái, côn đồ, hỏa hoạn v.v… Những kiến thức thoát hiểm tuy là kiến thức cần biết trong cuộc sống những vẫn bị nhiều người lơ là.
Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, báo chí và mạng xã hội cũng có nhiều clip chia sẻ cách chống trả khi gặp côn đồ, biến thái… Còn có rất nhiều bài báo nói về cách thoát khỏi đám cháy, cách tìm chỗ ẩn nấp khi có động đất hay nhà sập. Đó là những những kiến thức cơ bản trong cuộc sống sẽ không bao giờ là dư thừa. Hãy cập nhật cho bản thân mình và phổ biến cho những người thân của bạn nhé.
4. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp cũng là một trong những kiến thức cuộc sống không thể thiếu. Nếu chỉ có tài giỏi mà không biết giao thiệp thì bạn cũng không thể thành công. Khi giao tiếp thành công, bạn sẽ lấy được tình cảm cũng như lòng tin của người khác.
Giao tiếp chính là cầu nối giữa người với người. Và giao tiếp chính là nghệ thuật. Để giao tiếp thành công, ngoài ngôn ngữ, ngoại hình còn có kiến thức và kinh nghiệm mới có thể thuyết phục người nghe. Nếu mọi người chịu lắng nghe, thấu hiểu, suy nghĩ cho nhau, mọi việc cũng trở nên suông sẻ hơn nhiều.
5. Kỹ năng đàm phán
Song song với kỹ năng giao tiếp, việc đàm phán cũng là một kiến thức hay trong cuộc sống mà chúng ta không thể thiếu. Đàm phán có nhiều cách, nhưng cách tốt nhất để đàm phán thành công là tuân thủ nguyên tác đôi bên cùng có lợi. Nếu như ta thắng trong cuộc tranh luận, thì ta thua mất tình bạn, tình hữu nghị.
Nếu như ta luôn nhường đối tác thắng, người thua thiệt duy nhất cũng chỉ có ta. Không gì thuyết phục bằng việc đưa lợi ích cả hai bên lên hàng đầu trong mọi cuộc đàm phán.
6. Kiến thức tin học
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, máy tính hỗ trợ cho công việc rất nhiều. Do đó các doanh nghiệp, công ty, cơ quan nhà nước luôn luôn đòi hỏi kỹ năng tin học văn phòng ít nhất là chứng chỉ A khi tuyển dụng nhân sự. Đáp ứng nhu cầu đó, ngày nay các thông báo chiêu sinh của những trung tâm luyện thi chứng chỉ tin học đang lan rộng. Nhờ đó, việc hoàn thiện kỹ năng mềm này giờ đây cũng không còn là điều khó.
7. Kiến thức ngoại ngữ
Hiện nay, hầu như hầu hết các công ty tuyển dụng nhân viên đều đỏi hỏi bằng Anh văn. Có rất nhiều trường nước ngoài quảng bá tuyển sinh du học, với điều kiện tiên quyết là điểm IELTS ít nhất 5.0. Các trường đại học ở Việt Nam cũng đều quy định riêng về điểm anh văn đầu ra. Không phủ nhận, Anh văn cùng tin học là hai trong số những kiến thức cần có trong cuộc sống thời hội nhập.
Nếu có thời gian, điều kiện cùng với đam mê ngoại ngữ, thì ngoài tiếng mẹ đẻ và Tiếng Anh, hãy học thêm một ngoại ngữ như: tiếng Pháp, tiếng Hoa, Nhật, Hàn… Hãy học ngôn ngữ của những nước đang kết nối, mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Biết thêm một ngôn ngữ, mức lương cũng cao thêm một bậc. Điều đó cũng đồng nghĩa bạn mở ra thêm một cánh cửa tương lai cho mình. Vì thế, từ hôm nay, hãy tự luyện ngoại ngữ hoặc đăng ký thông tin học viên tại các trung tâm uy tín nhé.
8. Kỹ năng nói trước công chúng
Đây là sự kết hợp tuyệt vời, và cũng là bậc cao của cả kỹ năng giao tiếp và đàm phán. Nói trước công chúng chính là phải giao tiếpvà đưa ra luận điểm sao cho thuyết phục nhiều người. Để có được kỹ năng này phải rèn luyện cả lý thuyết lẫn thực hành nhiều lần. Tuy nhiên, sự tự tin và tài ăn nói quyết định rất nhiều. Bên cạnh đó người nói trước công chúng còn phải có kiến thức vững vàng và kinh nghiệm thuyết phục người khác.
Kỹ năng nói trước công chúng không phải là kiến thức cuộc sống cần biết đối với tất cả mọi người. Nhưng nó tốt cho tất cả mọi người. Vì nó cho bạn rèn luyện sự tự tin, từ đó thành công trong các buổi thuyết trình và thành công trong công việc.
9. Kiến thức cơ bản về luật pháp
Luật pháp được xem là kiến thức phổ thông trong cuộc sống mỗi người vì luật pháp giúp định hình ý thức của mỗi con người. Từ đó góp phần cấu thành nên tính cách họ. Luật được tạo ra dựa trên quyền lợi chung của tất cả mọi người.
Trong công việc, bất kỳ ai cũng phải biết các điều luật lao động cơ bản. Từ đó có thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc nhận những phúc lợi đáng được hưởng. Một số điều luật cần nắm đó là: luật về lương thử việc, mức lương chính thức tối thiểu được quy định, chế độ hậu sản, bảo hiểm, thuế…
10. Kiến thức nghiệp vụ chuyên môn
Bất kỳ làm công việc gì cũng đòi hỏi kiến thức chuyên môn mới có thể làm được. Vậy kiến thức chuyên môn là gì? Là tổng thể những kiến thức chuyên ngành cần có trong bất kỳ nghề nào để có thể hành nghề được.
Kể từ khi vượt qua kỳ tuyển sinh THPT, hãy xác định ước mơ ngành nghề của mình. Từ đó bồi dưỡng kiến thức về các môn có trong nhóm môn thi thuộc ngành mình chọn. Điều đó ngày nay không còn quá khó khi hiện nay công nghệ thông tin đã quá phát triển. Toàn bộ những kiến thức hay về cuộc sống mà bạn muốn học đều có trên Internet.
Kế đó là hãy chọn cho mình một ngôi trường phù hợp để theo đuổi việc học chuyên ngành mà mình thích. Các học viên phải cẩn trọng khi đứng trước hàng ngàn dịch vụ tuyển sinh trực tuyến, để chọn trường phù hợp với mình nhất. Tránh bị cám dỗ bởi những chiêu trò lừa đảo của những cơ sở đào tạo học phí cao mà kém chất lượng.
Tất cả những kiến thức cơ bản trong cuộc sống đã nói trên có thể giúp bạn sống một cuộc sống văn minh, an toàn, khỏe mạnh. Ngoài ra, nhờ đó, người ta còn có thể tự tin tìm kiếm một công việc nuôi sống bản thân. Càng hiểu biết nhiều, người ta càng biết cách để thành công, từ đó cuộc sống càng được nâng tầm. Hãy tìm đọc thêm sách, báo, xem truyền hình để tiếp thu thông tin mới nhất mỗi ngày. Và đừng ngần ngại gõ vào thanh tìm kiếm Google bất cứ thứ gì bạn không biết. Những kiến thức cần biết trong cuộc sống hiện nay đang ngày một rất gần. Và bạn, đã có tất cả 10 kiến thức, kỹ năng trên chưa?
Nguồn: lamdepcungxing.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn muốn góp ý, gửi bài viết hoặc câu hỏi,... vui lòng liên hệ qua mail hoặc để lại nhận xét. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog!
(Thắc mắc, yêu cầu của bạn sẽ được giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.)