* Làm việc không có kế hoạch thì một mục tiêu dù đẹp đẽ đến đâu cũng khó mà đạt được. Nên làm việc phải có kế hoạch để thành công, nhưng:
"Tôi khuyên các bạn là chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được."
Chủ tịch Hồ Chí Minh
LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH ĐỂ THÀNH CÔNG
* Làm việc không có
kế hoạch thì một mục tiêu dù đẹp đẽ đến đâu cũng khó mà đạt được
Bạn có biết tại sao chàng ngốc lại rất dễ bị mất sạch tiền?
Bời vì anh ta không có một kế hoạch nào cả. Nếu bạn không có kế hoạch, bạn
rất dễ bị lôi cuốn vào những việc phí tiền, tiêu hết tiền. Thay vì dùng nó để
tiết kiệm và đầu tư, làm giàu cho chính bản thân.
Khi làm bất cứ việc gì cũng, bạn đều cần phải có một kế hoạch.
Nếu có một kế hoạch, bạn sẽ biết bạn cần phải làm gì và không nên làm gì; bạn
sẽ biết đâu là những ưu tiên quan trọng nhất đối với bạn và tránh xa những công
việc không quan trọng, ta hay gọi nó là “kẻ ăn cướp” thời gian
* Làm việc không có kế hoạch, bạn sẽ
phải đi “đường vòng”
Nguyên tắc Perato: 20% nỗ lực sẽ tạo ra đến 80% thành quả: Cuộc sống luôn không công bằng một cách
hoàn hảo. Điểm mấu chốt của sự bất cân bằng là mỗi đơn vị đầu vào (công việc,
thời gian, nỗ lực,…) không mang lại cùng một giá trị đầu ra.
Tức trong những công việc mà bạn làm hằng ngày. Chỉ có 20% trong số đó
quyết định đến 80% sự thành công của bạn sau này.
Vậy có nghĩa là gần 80% công việc còn lại, sẽ rất lãng phí nếu bạn dành quá
nhiều thời gian cho nó.
Hãy tập trung vào công việc quan trọng.
Bạn chỉ có 24h mỗi ngày. Hãy phân bổ thời gian một cách hợp lý. Đừng quá sa đà vào những công việc chẳng giúp ích gì cho cuộc đời của bạn.
“Con người chẳng bao giờ lên
kế hoạch để thất bại, chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để
thành công”
* Có một câu chuyện như thế này
Trong hội trường, một giảng viên vào đề bằng một câu hỏi: “Nếu các bạn lên
núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây
nhỏ, các bạn sẽ chặt gốc nào?”
-“Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi” – các học viên đồng loạt chọn lựa.
-“Ôi, nhưng gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc
cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các bạn sẽ chặt cây nào?” – Giảng
viên lại tiếp tục hỏi.
“Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không đáng giá bằng thông!” – hội
trường bàn tán và quyết định.
Ông thầy vẫn giữ nụ cười không đổi nhìn xuống hội trường hỏi tiếp: “Thế nếu
gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo, xiêu vẹo, các bạn sẽ chặt
cây nào?”
Cả hội trường cảm thấy nghi hoặc, nhưng vẫn lựa chọn: “Nếu là vậy, hay là
vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm
được!”
Ánh mắt thầy lóe lên, tiếp tục hỏi: “Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã
lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?”
Tuy chưa hiểu ý định của giảng viên, nhưng các học viên vẫn từ điều kiện
của thầy mà suy nghĩ: “Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục
rỗng, càng không thể dùng!”
-“Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê
gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?”
– “Vậy tất nhiên là chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương
nhiên chọn cây dễ chặt!”
-“Thế nhưng trên cây dương có một tổ
chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?” Thầy giáo kiên
nhẫn hỏi lại.
Cuối cùng, có người cũng mất kiên nhẫn, lên tiếng hỏi: “Thầy ơi! Rốt cuộc
thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?”
-“Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì?
Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả
là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương;
muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông. Các em tất nhiên sẽ không vô duyên
vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!”
Nếu bạn không lập ra một kế
hoạch cho cuộc đời của mình ngay từ bây giờ. Thì chắc chắn một điều bạn sẽ phải
sống theo một KẾ HOẠCH CỦA NGƯỜI KHÁC.
Đã bao lâu rồi bạn không dành cho mình một khoảng thời gian “MỘT MÌNH” và
ngồi đối thoại với bản thân? Cuộc sống vội vàng đôi khi làm bạn quên mất sự tồn
tại của một người – ĐÓ CHÍNH LÀ BẢN THÂN BẠN.
Lao đầu vào công việc cả ngày. Đến tối rồi lăng ra ngủ vì thấm mệt. Và hôm
sau là cứ tiếp tục như vậy. Một vòng lẩn quẩn. Đọc đến đây, nếu bạn đang ở
trong tình trạng như vậy thì một lời khuyên cho bạn là HÃY SỐNG CHẬM LẠI.
* Bạn cần phải quan tâm bản thân mình
nhiều hơn.
Bằng việc dành cho bản thân bạn một khoảng thời gian “một mình” mỗi ngày.
Một khoảng lặng để lắng nghe chính bản thân của bạn. Những gì mà bản thân
bạn THẬT SỰ MUỐN!
Chỉ cần khoảng 15 phút mỗi buổi tối trước khi đi ngủ thôi cũng được. Tắt
điện thoại, đóng cửa phòng. Và yên tĩnh một mình.
Hãy thử nhắm mắt lại, chỉ vài giây, nghe hơi thở chính mình…
Nhắm mắt lại, thở vào – bạn biết bạn đang thở vào…
Thở ra – bạn biết bạn đang thở ra…
Thở vào…
Thở ra…
Tin mình đi vì bản thân mình và rất nhiều người khác đã cảm thấy sự thay
đổi tích cực khi áp dụng phương pháp này.
Đây là cách mà mình đã tìm ra đam mê thật sự của mình. Mình đã biết mình
thích gì, mình biết được những ưu nhược điểm của bản thân và cải thiện nó. Cuộc
sống mình đã thay đổi rất tích cực kể từ khi làm điều này.
Khi bạn có thời gian yên tĩnh một mình và không làm gì cả. Dần dần, BẠN SẼ
BIẾT BẢN THÂN MÌNH ĐANG THẬT SỰ MUỐN ĐIỀU GÌ!
“Còn sống và bước đi trên
mặt đất này là một phép lạ. Nhưng hầu hết chúng ta lại chạy đi tìm hạnh phúc ở
một nơi xa xôi nào đó như thể là có một nơi tốt đẹp hơn để đến vậy. Chúng ta
mất rất nhiều thời gian để đi tìm hạnh phúc trong khi đó thế giới quanh ta tràn
đầy những mầu nhiệm. Những vẻ đẹp của đất trời đang gọi ta từng ngày, từng giờ
nhưng hiếm khi ta nghe được. Điều kiện căn bản để chúng ta có thể nghe và đáp
lại những tiếng gọi ấy là sự tĩnh lặng” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh mở đầu như
thế trong cuốn sách có tên “Silence” – Tĩnh Lặng.
* Cải tiến kế hoạch của mình mỗi ngày
Robinson Crusoe khi lạc trên đảo hoang, anh đã lên kế hoạch: “Tôi cần đến
một chỗ trú thân thật ấm áp, có chút ít đồ ăn, và việc gì đó để làm”. Anh ta
nghĩ đến việc xây ngôi nhà tranh trên bờ biển. Tuy nhiên trận gió đầu tiên bất
ngờ đã thổi bay căn nhà của anh đi mất. Và anh buộc phải tìm một hang động ở
trong đất liền để ở.
Bạn thây đấy, một kế hoạch dù tuyệt vời đến đâu cũng cần phải linh động.
Tướng Patton (viên tướng xuất sắc của quân đội Mỹ trong Thế chiến I) đã
từng nói: “Kế hoạch tuyệt vời cho ngày hôm nay phải tốt hơn kế hoạch hoàn hảo
của ngày hôm qua”.
Đúng vậy, hãy luôn cải tiến từng bước nhỏ mỗi ngày trong kế hoạch của bạn.
* Công thức lãi kép
lbert Einstein từng phát biểu: “Lãi
suất kép là kỳ quan thứ 8 của Thế Giới”
Công thức này cũng đúng đối với sự thay đổi của bạn
Theo công thức lãi kép, chỉ 1% mỗi ngày thôi nhưng sự tiến bộ của bạn sẽ
thay đổi một cách đáng kinh ngạc.
Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua một chút.
Ngày mai tốt hơn ngày hôm nay một chút.
Đừng khinh thường cái một chút đấy. Theo thời gian nó sẽ lớn mạnh đến nỗi
khiến bạn kinh ngạc
* Tóm lại, nhưng việc bạn cần làm:
1. Lên kế hoạch công việc cần làm vào ngày mai trước khi đi ngủ;
2. Viết ra không quá 5 mục tiêu quan trọng trong ngày cần làm;
3. Cam kết với bản thân;
4. Tận dụng tối đa thời gian siêu tập trung để hoàn thành mục tiêu đã đề ra;
5. Chỉ làm 70% công việc và không làm hơn;
6. Kiểm tra, đánh giá và cải tiến kế hoạch vào buổi tối.
Hãy nhớ, 1% thay đổi của ngày hôm nay sẽ rất khác so với 1% thay đổi của 1
năm sau. Và sẽ rất khác so với 5 năm, 10 năm sau nữa.
Sự thay đổi này có thể là THỤT LÙI, hoặc TIẾN LÊN.
Thành công hay thất bại. TẤT CẢ ĐỀU DO SỰ LỰA CHỌN CỦA BẠN.
Chúc bạn thành công.
https://99simplelife.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn muốn góp ý, gửi bài viết hoặc câu hỏi,... vui lòng liên hệ qua mail hoặc để lại nhận xét. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog!
(Thắc mắc, yêu cầu của bạn sẽ được giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.)