NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG CUỘC SỐNG ĐỂ THÀNH CÔNG
Nếu như ta luôn nhường đối tác thắng, người thua thiệt duy nhất cũng chỉ có ta. Không gì thuyết phục bằng việc đưa lợi ích cả hai bên lên hàng đầu trong mọi cuộc đàm phán.
Là người thường xuyên phải sử dụng AutoCAD để làm việc, bên cạnh trình độ chuyên môn về công việc của bạn thì yếu tố kỹ năng trong việc quản lý và xử lý khi làm việc với AutoCAD cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới thời gian hoàn thành công việc của bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn xử lý nhanh các tình huống thường gặp trong AutoCAD để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. nhất.
* Khi thực hiện một lệnh nào đó mà đối tượng bạn muốn chọn là đối tượng mà bạn vừa mới thao tác với lệnh gần nhất hãy thử với các tham số chọn L (last) và P (Previous).
* Bạn đang làm việc trên các đối tượng là Hatch và bạn cần bắt điểm vào các đối tượng Hatch đó. Hãy gõ lệnh OP vào options/Drafting rồi bỏ tích chọn ở mục ignore hatch obj ects.
* Khi nhấn shift + phải chuột bạn sẽ có vài ứng dụng sau:
– Bạn muốn chì định một điểm là trung điểm của 2 điểm khác mà không có đối tượng nào để bắt midpoint? bạn sẽ vẽ một line đi qua 2 điểm đó và chọn midpoint, sau đó lại xóa line này đi?
Không đến nỗi phức tạp như thế, khi bạn muốn xác định trung điểm, bạn chì cần nhấn shift+phải chuột rồi chọn Mid Between 2 Point (hoặc nhập vào mtp hoặc m2p (middle between 2 point)), ACAD sẽ hỏi bạn 2 điểm đầu mút, thế là bạn đã có điểm ở giữa.
-Chức năng From để xác định điểm gốc và từ đó move đối tượng đến một vị trí nhất định nào đó mà không phải vẽ các đường đánh thuê hay phải thao tác nhiều lần để move đối tượng. Nói đơn giản: bạn muốn move 1 đối tượng bất kỳ ở một vị trí bất kỳ về vị trí cách điểm A 1m chẳng hạn. Bạn dùng lệnh move, chọn đối tượng, chọn điểm gốc, chuột phải và chọn From rồi chọn điểm A và nhập khoảng cách 1000 theo các hướng.
* Bạn select một loạt đối tượng để xoá hoặc copy, nhưng chẳng may lại select vào một vài đối tượng ngoài ý muốn
chì cần ấn Shift+pick chuột left vào đối tượng không cần chọn thì sẽ xoá được select mà không phải chọn lại.
* Bản vẽ của bạn có rất nhiều đối tượng là Block và bạn đang muốn thống kê số lượng của các Block đó, bạn có thể dùng lệnh Filter, nhưng bạn có thể dùng lệnh Bcount để thống kê Block một cách nhanh chóng.
* Bạn vừa copy l nhóm đối tượng ở l bản vẽ khác bằng phím crtl+c và muốn dán vào bản vẽ hiện hành như l block để dễ quản lý hãy dùng tổ hợp phím ctrl+shift+V thay vì ctrl+V.
* Bạn đã quen với các đời CAD cũ và khi chuyển qua dùng các đời CAD mới hơn khi click đúp vào đối tượng Block thì không còn nhìn thấy các đối tượng xung quanh (vì cad06 trở lại đây khi click đúp sẽ thực hiện lệnh Bedit): muốn vậy hãy dùng lệnh refedit thay vì click đúp vào Block bạn muốn sửa.
* Bạn không thể phá khổi các Block đối với các đời cad2006 trở lại đây: khi tạo block mới bạn nên tích chọn Allow exploding. Với những block đã tạo từ trước mà không thể phá khối, bạn dùng lệnh Be (Bedit) sau đó gõ lệnh Mo để vào bảng properties, mục Allow exploding chọn yes.
* Bạn đang cần in bản vẽ với các text dạng TCVN (vntime chẳng hạn) bây giờ bạn muốn các text của bạn khi in sẽ rỗng ở giữa giống như font này CADViet.com như vậy bạn hãy điều chình lại biến textfill = 0 xem sao nhé.
* Khi tiến hành lệnh Mirror thì cách đối tượng text của bạn bị ngược: gõ Mirrtext và đặt lại =0.
* Các mẫu hatch (ví dụ Gravel) của bạn bị vỡ vụn nhìn rất khó chịu: (với đời cad cũ như 2004) bạn có thể thay đổi UCS về gần đối tượng hatch, (với cad mới hơn như cad2006) bạn dùng lệnh HE (hatchedit) trong mục hatch origin bạn chọn specified origin nhấn nút click to set new origin rồi pick vào gần vị trí mẫu hatch.
* Các nét đứt trong bản vẽ của bạn không hiển thị theo ý muốn: hãy điều chình lại bằng lệnh LTS,PSLTSCALE (=1).
* Bạn không thể hatch được các đối tượng trong Autocad: kiểm tra lại và chắc chắn biến fill đang để ON.
* AutoCAD của bạn tự nhiên không dùng được nút chuột giữa để Pan: hãy gõ Mbuttonpan (=1).
* Dim một góc lớn hơn 180 độ: Dùng lệnh Dan (DIMANGULAR) enter 2 lần,chọn đình góc, chọn lần lượt 2 cạnh.
....
Sẽ cập nhật liên tục trong quá trình sử dụng AutoCAD!
Bước 1: Mở chương trình
Tại giao diện chương trình, các bạn sẽ thấy 2 dòng Your ID và Password
Đây là ID và Password trên TeaViewer của bạn. Để người khác sử dụng TeaViewer có thể truy cập vào máy tính của mình, thì bạn cần mở TeamViewer, gửi cho người đó ID cũng như Password của bạn. Và ngược lại, nếu bạn muốn truy cập vào máy tính của người khác với TeamViewer thì người đó cũng phải gửi cho bạn ID và Password
Bước 2:
Cuối cùng các bạn đã có thể truy cập máy tính với ID và Password đã gửi cho bạn
Thật đơn giản để sử dụng TeamViewer kết nối với một máy tính khác từ xa phải không nào? Nhờ đó bạn có thể dễ dàng điều khiển và thao tác các dữ liệu trên máy tính khác từ máy tính của mình. Để sử dụng TeamViewer hiệu quả hơn bạn có thể bật tính năng khởi động cùng Windows trong TeamViewer.
Ngoài ra, các nên kiểm tra phiên bản TeamViewer xem là bản miễn phí hay bản thương mại. Nếu là bản thương mại, các bạn sẽ bị giới hạn sử dụng TeamViewer trong vòng 5 phút còn miễn phí thì dùng trong thời gian không cố định.
THỦ THUẬT TÌM KIẾM CHO KẾT QUẢ NHANH VÀ
CHÍNH XÁC TRÊN YOUTUBE
- Khổ giấy (TCVN 2-74);
- Đường nét (TCVN 0008-1993);
- Chữ - Số (TCVN 6-85);
- Khung bản vẽ - Khung tên (TCVN 3821-83);
- Tỷ lệ (TCVN 3-74).
* Chú ý:
- Việc quy định các loại đuờng nét nhằm làm cho các hình biểu diễn được rõ ràng, dễ đọc và đẹp.
- Còn bạn muốn định dạng nét in, bạn nhấn Ctrl+P (Plot) vào mục Plot style table để định dạng nét in.
- Tùy theo yêu cầu bản vẽ của bạn mà bạn định nghĩa 1 nét in mới => chọn New, sau đó bạn có thể định dạng chiều dày nét in, màu nét in, Screening(độ đậm nhạt, thường =100) và các thông số khác cho từng màu quy định (Thường chọn các màu cơ bản theo thứ tự từ 1 - 8 trong Autocad) Theo các quy định về bề dày các nét trên bản vẽ kỹ thuật thì chúng không phụ thuộc vào khổ giấy, chỉ phụ thuộc vào loại đường nét thôi. Ví dụ như nét cơ bản, nét mảnh, nét cắt...
CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ THẦU - GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA
I. Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị:
1. Các giấy tờ cung cấp thông tin doanh nghiệp
Phần này chúng ta cần cung cấp các thông tin về doanh nghiệp:
Đăng ký kinh doanh (Lưu ý nếu là đấu thầu trên mạng thì hệ thống hiện nay yêu cầu chúng ta phải khai báo, cập nhật ở hồ sơ năng lực nhà thầu).
Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương như hướng dẫn tại bài viết của chúng tôi tại đây: Các giấy tờ thay thế cho báo cáo tài chính được kiểm toán (Lưu ý nếu là đấu thầu trên mạng thì hệ thống hiện nay yêu cầu chúng ta phải khai báo, cập nhật ở hồ sơ năng lực nhà thầu).
Các giấy phép bán hàng, cung cấp dịch vụ do nhà sản xuất cấp (nếu có).
Các chứng nhận (ví dụ ISO...).
2. Các dữ liệu quan trọng bắt buộc về thủ tục đấu thầu:
Phần này chúng ta cần phải đọc kỹ Bảng dữ liệu đấu thầu (Thường là Chương II Hồ sơ mời thầu), trong đó lưu ý:
Tên gói thầu, tên bên mời thầu, tên dự án: Các nội dung này cần nhớ chính xác để không có những nhầm lẫn đáng tiếc, đặc biệt là khi phát hành bảo lãnh, đơn dự thầu.
Bảo đảm/bảo lãnh dự thầu: Yêu cầu về số tiền bảo đảm đảm, thời hạn bảo đảm dự thầu, quy định cụ thể đặc biệt (nếu có).
Thời gian đóng thầu, mở thầu, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (lưu ý thời gian này có liên hệ mật thiết với thời gian bảo lãnh dự thầu). Trong trường hợp thông báo mời thầu có thay đổi thời điểm đóng thầu thì phải cập nhật ngay để điều chỉnh thư bảo lãnh dự thầu. Chỉ có DauThau.INFO mới có tính năng nhắc nhà thầu khi có thay đổi về thông báo mời thầu khi tham gia gói VIP1 và thực hiện theo dõi gói thầu, tính năng tham khảo tại: https://dauthau.asia/follow/.
Thời gian thực hiện hợp đồng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, khi đó cần đọc ở Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá, hoặc ở Chương VII - Điều kiện cụ thể của hợp đồng.
3. Các yêu cầu hợp lệ khác:
Ủy quyền: Trong trường hợp ủy quyền thì cần lưu ý lấy theo mẫu, được các bên ký tên, đóng dấu (nếu có).
Liên danh: Trong trường hợp liên danh thì các bên cần có thỏa thuận liên danh được các bên ký, đóng dấu gửi kèm theo.
4. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cụ thể:
Phần này chúng ta tìm hiểu tại Chương III, theo đó lưu ý:
Năng lực tài chính trong những năm gần đây, thường là 03-05 năm, điều này đồng nghĩa với số năm hoat động của doanh nghiệp bạn cũng phải tương ứng. Đọc kỹ yêu cầu về DOANH THU, lợi nhuận thì chắc chắn > 0, do đó khi lập báo cáo tài chính hàng năm chúng ta lưu ý kế toán bằng mọi cách không để lỗ. Chuẩn bị báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc các giấy tờ khác tương đương như tờ khai quyết toán thuế hàng năm.
Yêu cầu về nguồn lực tài chính để thực hiện hợp đồng, cách làm thông thường hiện nay là sử dụng một thư cam kết cấp tín dụng của ngân hàng phát hành cho nhà thầu, mức cam kết cao hơn yêu cầu trong hồ sơ mời thầu là đạt yêu cầu.
Kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng tương tự, đây là nội dung rất quan trọng và cần đọc kỹ, tìm các hợp đồng có tính chất tương tự với gói thầu đang tham dự để nộp cùng hồ sơ.
Đánh giá chi tiết về phần kỹ thuật (giải pháp và phương pháp luận): Đây là phần tốn kém "giấy mực" nhất, nghĩ thì đơn giản tuy nhiên rất nhiều nhà thầu bị loại ở bước này. Do đó để tránh các sai sót cần đọc ký chi tiết từng yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu, đối chiếu với cataloge thiết bị mà đang dự định dự thầu xem các thông số có đáp ứng yêu cầu không.
II. Bước hoàn thành hồ sơ dự thầu
Tiến hành in ấn toàn bộ hồ sơ, sau đó tập hợp thành 01 file (cặp hồ sơ) bản gốc, đánh dấu vào những trang cần ký, đóng dấu để trình ký.
Sau khi ký xong, tiến hành đóng dấu, lưu ý đóng dấu vào từng trang hồ sơ dự thầu (hoặc đóng dấu giáp lai), đánh số thứ tự từng trang. Như vậy là đã được 01 bản gốc hoàn chỉnh, từ đó bạn có thể cho xuất bản (phô tô copy) thành các bản chụp theo số lượng mà hồ sơ mời thầu yêu cầu.
Copy các dữ liệu vào 01 USB (hoặc CD) để nộp kèm theo hồ sơ dự thầu.
Sau khi kiểm tra một lần nữa hồ sơ thì chúng ta có thể đóng thùng hồ sơ, thực hiện niêm phong. Trong trường hợp hồ sơ phải di chuyển xa, để đảm bảo niêm phong các bạn nên chuẩn bị thêm một số niêm phong dự phòng, trước khi nộp ta có thể tiến hành niêm phong bổ sung.
Cuối cùng là đi nộp hồ sơ đúng thời điểm và địa điểm yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ THẦU - GÓI THẦU TƯ VẤN
Phần này chúng ta cần cung cấp các thông tin về doanh nghiệp:
‒ Đăng ký kinh doanh (Lưu ý nếu là đấu thầu trên mạng thì hệ thống hiện nay yêu cầu chúng ta phải khai báo, cập nhật ở hồ sơ năng lực nhà thầu).
‒ Các giấy tờ chứng minh năng lực thực hiện tư vấn chuyên ngành, ví dụ như tư vấn thiết kế (chứng nhận năng lực hoạt động tư vấn), tư vấn giám sát (chứng nhận hành nghề)...
‒ Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương.
2. Khai báo về nhân sự
Đối với các nhà thầu làm về lĩnh vực tư vấn thì cốt lõi của doanh nghiệp và dịch vụ cung cấp đó chính là nhân sự tham dự. Khi tham dự, các biểu mẫu kê khai để cấu thành nên giá dự thầu do đó việc kê khai nhân sự là cần thiết (Tuy nhiên, hiện nay hệ thống kê khai trên webform của Muasamcong chưa cho phép link từ dữ liệu kê khai tại bước kê khai năng lực ra các biểu mẫu đề xuất nhân sự-Chúng tôi cũng chưa hiểu tại sao), sở dĩ chúng tôi vẫn khuyến nghị quý độc giả, nhà thầu thực hiện kê khai tại đây vì chúng tôi cho rằng về mặt logic đương nhiên việc nhà thầu sẽ phải kê khai nhân sự một lần và sử dụng cho suốt quá trình sau này (Có lẽ hệ thống sắp tới sẽ cải tiến nội dung này), tránh trường hợp chúng ta cứ phải kê khai thủ công cùng một dữ liệu trong khi dữ liệu đó đã khai báo một lần tại bước năng lực rồi.
Sau khi đăng nhập vào hệ thống, tìm đến đúng gói thầu và nhấn tham dự chúng ta sẽ phải tiến hành kê khai một số nội dung quan trọng để hệ thống tự động kết xuất ra đơn dự thầu, một số kê khai cần thiết sau:
‒ Thời gian thực hiện hợp đồng (Có lựa chọn theo ngày hoặc tháng), ở mục này chúng ta cần đọc kỹ ở hồ sơ mời thầu, xem xét yêu cầu thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là bao nhiêu ngày (thường nội dung này ở Chương II và Chương V), ngoài ra phải xem xét thêm thời gian thực hiện hợp đồng trong biểu tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật (Chương III-nếu có) để có đề xuất thời gian phù hợp nhất thì mới đạt được điểm kỹ thuật tốt nhất (nếu Chương III có quy định).
‒ Tỷ lệ giảm giá: Nếu chúng ta không có giảm giá thì lưu ý không nhập số nào vào (kể cả số 0), nếu có tỷ lệ giảm giá thì nhập tỷ lệ đó vào đây.
‒ Đính kèm hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: Chúng ta thực hiện đính kèm file hồ sơ đề xuất kỹ thuật (hoặc Giải pháp và phương pháp luận) tại đây, lưu ý cách làm tài liệu này chúng tôi sẽ nói tại Mục 4 dưới đây.
‒ Sau khi nhấn vào cam kết, chúng ta chuyển sang các bước khác kê khai về đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính.
Tại bước kê khai về đề xuất kỹ thuật chúng ta sẽ phải thực hiện kê khai qua 04 mẫu (Mẫu số 07, mẫu số 08a, mẫu số 08b, mẫu số 09), cụ thể:
‒ Mẫu số 07: Kê khai về liên danh, nếu không liên danh chúng ta chỉ cần tích chọn vào mục không liên danh. Trong trường hợp liên danh để tham dự thì các bước thực hiện hơi phức tạp, khi đó chúng ta phải vào lại từ đầu ở chức năng của nhà thầu tìm vào mục Liên danh để tạo liên danh, sau các bước khai báo (cũng hơi phức tạp và mất thời gian) chúng ta chờ phía liên danh cùng tham dự vào xác nhận thì mới có thể tiến hành liên danh được.
‒ Mẫu số 08a và 08b: Kê khai về số lượng nội dung công việc và nhân sự thực hiện. Ở bước này chúng ta lưu ý kê khai các nhân sự theo webform yêu cầu. Tuy nhiên cần lựu ý đối với nhân sự thuộc biên chế công ty cần có giấy tờ kèm theo như hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm, phân công công việc (thường đối với các đơn vị nhà nước); Đối với nhân sự chủ chốt do nhà thầu huy động thì cần có thỏa thuận giao việc/hợp đồng chuyên gia hay các hình thức phù hợp với Luật lao động để chứng minh, trong đó có nói rõ lý do tại sao lại huy động nhân sự này; Đối với nhân sự khác huy động cũng cần có các tài liệu chứng minh kèm theo.
‒ Mẫu số 09: Tiến độ thực hiện công việc tư vấn, ở đây chúng ta đính kèm biểu tiến độ thực hiện chuẩn bị sẵn. Đối với tiến độ chúng ta cần bám sát nội dung từng công việc được mô tả tại Chương V, thời gian thực hiện hợp đồng đã khai báo tại bước Đơn dự thầu (Lưu ý hai nội dung này phải khớp nhau). Tiến độ từng công việc cũng cần phải logic với tiến độ thực hiện của từng nhân sự đã khai báo tại Mẫu 08b.
Tại bước kê khai về đề xuất tài chính chúng ta sẽ phải thực hiện kê khai qua 04 mẫu (Mẫu số 11a, mẫu số 11b, mẫu số 12, mẫu số 13), cụ thể:
‒ Mẫu số 11a: Mẫu này rất quan trọng vì nó sẽ kết chuyển và hình thành nên giá dự thầu, chúng ta thực hiện kê khai mức thù lao cho từng chuyên gia theo webform, số lượng các chuyên gia và tháng được lấy tự động từ biểu mẫu số 08b sang.
‒ Mẫu số 11b: Hiện nay mẫu này cho phép kê khai nhận số liệu mà không cho phép bỏ qua (?) trong trường hợp hồ sơ mời thầu không yêu cầu (Chúng tôi cũng chưa hiểu tại sao), việc kê khai ở mẫu này tương đối phức tạp vì liên quan đến nhiều thông số (Lương cơ bản, cấp bậc, phụ cấp...) tuy nhiên nếu chúng ta đọc trong hồ sơ mời thầu không yêu cầu phân tích chi phí thù lao chuyên gia thì có thể kê khai theo mức lương thấp nhất mà công ty chi trả. Trường hợp hồ sơ mời thầu có yêu cầu phân tích thù lao chuyên gia thì buộc lòng chúng ta phải kê khai số liệu để sao ra mức thù lao (tổng cuối cùng) phải khớp với số liệu tại mẫu số 11a (Việc này hơi lạ là hệ thống lại không cho phép link và kết xuất ngược về mẫu số 11a?).
‒ Mẫu số 12: Chi phí khác cho chuyên gia, tại mẫu kê khai này chúng ta đưa số liệu cho các chi phí khác như đi lại, vé máy bay, hội nghị, hội thảo...; Chi phí tại mục này cộng với chi phí tại Mẫu số 11a sẽ thành giá tham dự thầu.
‒ Mẫu số 13: Tổng hợp chi phí sẽ kết chuyển giá trị từ mẫu số 11a và mẫu số 12 sang công với phần thuế, đối với phần thuế thông thường là 10% của tổng hai giá trị bên trên. Lưu ý hệ thống chỉ cho phép nhập giá trị, do đó chúng ta phải cộng số tiền hai mục trên rồi nhân với tỷ lệ % ra con số và điền vào ô này.
Như chúng ta đã biết, các gói thầu tư vấn đều trải qua hai túi hồ sơ, bên mời thầu xem xét, đánh giá về kỹ thuật trước sạu đó chỉ những nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mới được mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Do đó bước chuẩn bị kỹ thuật là rất quan trọng, chúng ta cần đọc kỹ yêu cầu kỹ thuật (Tại chương III và chương V) để có đề xuất kỹ thuật tốt nhất, khi đó cần lưu ý trọng tâm vào những vấn đề sau:
Kinh nghiệm và năng lực nhà thầu: Chúng ta cần chuẩn bị và kê khai theo Mẫu số 03, lưu ý các thông tin kê khai trong mẫu này cần bám sát các thông tin yêu cầu tại Điểm 1 Mục 2 - Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật của hồ sơ mời thầu.
Giải pháp và phương pháp luận: Trong mục này cần viết rõ ràng, mạch lạc theo từng mục yêu cầu tại Điểm 2- Mục 2 - Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật của hồ sơ mời thầu. Tùy theo từng hồ sơ mời thầu sẽ có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên để đạt được điểm cao, chúng ta cần bám sát yêu cầu, đối với mỗi yêu cầu cần viết đủ giải pháp và phương pháp luận cho từng vấn đề. Phần này cần trình bày kết cấu theo 3 nội dung chính gồm: 1. Giải pháp và phương pháp luận; 2. Kế hoạch công tác; 3. Tổ chức và nhân sự.
Nhân sự: Đây là phần quan trọng và "ăn điểm" do đó các đề xuất nhân sự thực hiện chúng ta phải lưu ý từ bằng cấp, chứng chỉ yêu cầu đến số năm kinh nghiệm. Đặc biệt để tránh những vấn đề phải làm rõ tại lý lịch chuyên gia tư vấn (Mẫu số 06-Hồ sơ mời thầu) chúng ta cần kê khai sát với nội dung tương tự gói thầu đang thực hiện, kèm theo các tài liệu chứng mình nhân sự này đã thực hiện tham gia đối với dự án/công trình đó.
CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ THẦU - GÓI THẦU XÂY LẮP
1. Các thủ tục về hành chính
Phần này chúng ta cần cung cấp các thông tin về doanh nghiệp:
‒ Đăng ký kinh doanh
‒ Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương.
‒ Các giấy phép (nếu có), chứng chỉ năng lực hoạt động (thường là các gói thầu xây lắp, tư vấn)
‒ Các chứng nhận (ví dụ ISO...)
2. Các yêu cầu quan trọng bắt buộc về thủ tục đấu thầu:
Phần này chúng ta cần phải đọc kỹ Bảng dữ liệu đấu thầu (Thường là Chương II Hồ sơ mời thầu), trong đó lưu ý:
‒ Tên gói thầu, tên bên mời thầu, tên dự án: Các nội dung này cần nhớ chính xác để không có những nhầm lẫn đáng tiếc.
‒ Bảo đảm/bảo lãnh dự thầu: Yêu cầu về số tiền bảo đảm đảm, thời hạn bảo đảm dự thầu, quy định cụ thể đặc biệt (nếu có).
‒ Thời gian đóng thầu, mở thầu, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (lưu ý thời gian này có liên hệ mật thiết với thời gian bảo lãnh dự thầu). DauThau.INFO có tính năng theo dõi gói thầu khi có thay đổi về thời điểm đóng thầu trong thông báo mời thầu thông qua đăng ký gói thành viên VIP1.
‒ Thời gian thực hiện hợp đồng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, có thể hồ sơ nêu rõ, có thể hồ sơ để ở mức điểm, khi đó cần đọc ở Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá, hoặc ở Chương VII - Điều kiện cụ thể của hợp đồng.
3. Các yêu cầu hợp lệ khác:
‒ Ủy quyền: Trong trường hợp ủy quyền thì cần có giấy ủy quyền hợp lệ kèm theo.
‒ Liên danh: Trong trường hợp liên danh thì các bên cần có thỏa thuận liên danh được các bên ký, đóng dấu gửi kèm theo.
‒ Chứng chỉ năng lực: Thông thường là chứng chỉ năng lực hoạt động tương ứng với cấp công trình và loại công trình mà bên mời thầu đang mời thầu.
4. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cụ thể:
Phần này chúng ta tìm hiểu tại Chương III, theo đó lưu ý:
‒ Năng lực tài chính trong những năm gần đây, thường là 03-05 năm, điều này đồng nghĩa với số năm hoat động của doanh nghiệp bạn cũng phải tương ứng. Đọc kỹ yêu cầu về DOANH THU, lợi nhuận thì chắc chắn >0, do đó khi lập báo cáo tài chính hàng năm chúng ta lưu ý kế toán bằng mọi cách không để lỗ. Chuẩn bị báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc các giấy tờ khác tương đương.
‒ Yêu cầu về nguồn lực tài chính để thực hiện hợp đồng, cách làm thông thường hiện nay là sử dụng một thư cam kết cấp tín dụng của ngân hàng phát hành cho nhà thầu, mức cam kết cao hơn yêu cầu trong hồ sơ mời thầu là đạt yêu cầu.
‒ Kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng tương tự, đây là nội dung rất quan trọng và cần đọc kỹ.
‒ Năng lực và kinh nghiệm nhân sự chủ chốt: Phần này chúng ta cần lưu ý hồ sơ mời thầu yêu cầu như thế nào thì cần kê khai nhân sự đáp ứng đúng hoặc hơn như vậy, đặc biệt lưu ý đến các nhân sự kê khai phải thực hiện tham gia các công việc tương tự gói thầu đang xét để tránh mất thời gian làm rõ hồ sơ rồi đôi khi lại thành bất lợi.
‒ Năng lực về thiết bị thi công: Cần kê khai các thiết bị tối thiểu theo yêu cầu hồ sơ mời thầu, nếu là tài sản của doanh nghiệp thì cần có tài liệu chứng minh (Hóa đơn VAT, đăng ký, đăng kiểm...), nếu là tài sản huy động thì cũng cần có hợp đồng và phía cung cấp thiết bị cũng cần có tài liệu chúng minh sở hữu.
‒ Đánh giá chi tiết về phần kỹ thuật (giải pháp và phương pháp luận): Đây là phần tốn kém "giấy mực" nhất, nghĩ thì đơn giản tuy nhiên rất nhiều nhà thầu bị loại ở bước này, một là do làm ẩu thường lấy của hồ sơ trước rồi bê nguyên copy sang hồ sơ đang chuẩn bị hoặc là copy chỗ này một đoạn, chỗ kia một đoạn. Nội dung này cần phải đọc kỹ và lưu ý nhưng bước sau:
+ Đọc kỹ yêu cầu từng mục.
+ Đọc kỹ bản vẽ, nếu có điều kiện cần phải khảo sát hiện trường, xem điểm cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông ra vào và các vị trí dự kiến xây dựng công trình. Tổng mặt bằng thì công cần xem xét và bố trí phù hợp với các điều kiện khảo sát đó, bố trí không phù hợp có thể không đạt điểm hoặc đạt điểm không đáp ứng yêu cầu tối thiểu là bị loại.
+ Đối với giải pháp và phương pháp luận khi đọc yêu cầu cần bám sát vào nội dung yêu cầu, từng câu, từng dòng hồ sơ yêu cầu viết gì thì giải pháp đưa ra cũng phải có cho từng nội dung, nhân sự, thiết bị và tiến độ thi công cũng cần khớp và nhịp nhàng với những đề xuất trước đó.
+ Đề xuất về biện pháp thi công cần nghiên cứu kỹ đặc thù công trình, tránh trường hợp rất nhiều nhà thầu sao chép từ công trình này sang công trình khác dẫn đến mất điểm, bản vẽ biện pháp thi công cũng cần phải khớp với bản vẽ công trình, tránh thói quen sao chép.
+ Tiến độ thi công cần phù hợp với tiến độ đề xuất trong đơn dự thầu và các biện pháp thi công viết trước đó.
5. Lập giá dự thầu
Để lập được giá dự thầu thì cần có bộ phận chuyên lập giá, các bước lập giá dự thầu và những vấn đề cần lưu ý chúng tôi sẽ có bài viết cụ thể và viết riêng thành bài viết sau, trong khuôn khổ giới hạn bài viết này xin phép chưa đề cập đến. Chúng ta chỉ cần lưu ý khi bộ phận làm giá dự thầu thì chúng ta tổng hợp lấy bản in, trình ký đồng thời đưa giá dự thầu vào đơn dự thầu.
Ở bước này thông thường các đơn vị thường chuẩn bị sẵn 01 thư giảm giá, để đảm bảo an toàn và bí mật, thư giảm giá có thể được chuẩn bị trước, ký đóng dấu nhưng có thể chưa vội ghi giá trị giảm giá. Người quyết định cuộc thầu sẽ là người đưa ra con số giảm giá vào thời điểm thích hợp để đảm bảo thông tin được bí mật tới cùng.
II. Hoàn thiện hồ sơ dự thầu
‒ Tiến hành in ấn toàn bộ hồ sơ, sau đó tập hợp thành 01 file (cặp hồ sơ) bản gốc, đánh dấu vào những trang cần ký, đóng dấu để trình ký.
‒ Sau khi ký xong, tiến hành đóng dấu, lưu ý đóng dấu vào từng trang hồ sơ dự thầu (hoặc đóng dấu giáp lai), đánh số thứ tự từng trang. Như vậy là đã được 01 bản gốc hoàn chỉnh, từ đó bạn có thể cho xuất bản (phô tô) thành các bản chụp theo số lượng mà hồ sơ mời thầu yêu cầu.
‒ Copy các dữ liệu vào 01 USB (hoặc CD), file giá nên copy file exel cho tổ chuyên gia dễ dàng thao tác, tạo "thiện cảm hơn" khi chấm thầu.
‒ Sau khi kiểm tra một lần nữa hồ sơ thì chúng ta có thể đóng thùng hồ sơ, thực hiện niêm phong. Trong trường hợp hồ sơ phải di chuyển xa, để đảm bảo niêm phong các bạn nên chuẩn bị thêm một số niêm phong dự phòng, trước khi nộp ta có thể tiến hành niêm phong bổ sung.
‒ Cuối cùng là đi nộp hồ sơ đúng thời điểm và địa điểm yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
* Lập E-HSMT
Thành phần E-HSMT bao gồm: Chương I: Chỉ dẫn nhà thầu; Chương II: Bảng dữ liệu đấu thầu; Chương III: Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT; Chương IV: Biểu mẫu mời thầu và dự thầu; Chương V: Yêu cầu về kỹ thuật; Chương VI: Điều kiện chung của hợp đồng; Chương VII: Điều kiện cụ thể của hợp đồng; Chương VIII: Biểu mẫu hợp đồng.
Cụ thể Nội dung của Chương I, Chương VI là các file định dạng PDF và được đăng tải trên Hệ thống để áp dụng thống nhất đối với tất cả gói thầu. Chủ đầu tư không cần tổ chức thẩm định, phê duyệt hai chương này khi thẩm định và phê duyệt E-HSMT. Chương II, Chương III (bao gồm Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm), Chương IV, Chương VII được số hóa dưới dạng các webform trên Hệ thống. Chương III (không bao gồm Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm), Chương V, Chương VIII là các file theo định dạng MS Word, MS Excel, PDF, CAD, các định dạng file ảnh, file nén hoặc định dạng khác phù hợp với gói thầu, được bên mời thầu đính kèm và đăng tải lên Hệ thống.
*Thẩm định và phê duyệt E-HSMT.
Bên mời thầu đăng nhập vào Hệ thống, sau đó chọn mục “Hàng hóa” hoặc “Xây lắp” hoặc “Dịch vụ phi tư vấn” tương ứng để lập E-TBMT và các nội dung khác của E-HSMT.
Trường hợp cần sửa đổi E-HSMT, bên mời thầu đăng nhập và chỉnh sửa trực tiếp trên Hệ thống sau khi có sự chấp thuận về nội dung của chủ đầu tư.
Trường hợp có sự khác biệt giữa thông tin trong file đính kèm E-HSMT do bên mời thầu phát hành trên Hệ thống và các thông tin trong webform thì thông tin trong webform là cơ sở để lập, đánh giá E-HSDT.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
* Đăng tải E-TBMT và phát hành E-HSMT: Việc đăng tải E-TBMT và phát hành E-HSMT được thực hiện theo hướng dẫn trên Hệ thống; E-HSMT được phát hành miễn phí từ thời điểm đăng tải E-TBMT trên Hệ thống.
Thời gian chuẩn bị E-HSDT tối thiểu là 10 ngày đối với gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi và 05 ngày làm việc đối với gói thầu áp dụng chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường, kể từ ngày đầu tiên đăng tải E-TBMT lên Hệ thống.
* Sửa đổi, làm rõ E-HSMT: Trường hợp sửa đổi E-HSMT thì bên mời thầu phải đăng tải quyết định sửa đổi E-HSMT (kèm theo các nội dung sửa đổi) và E-HSMT đã được sửa đổi cho phù hợp (webform và file đính kèm).
Việc sửa đổi phải được thực hiện trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc và bảo đảm đủ thời gian để nhà thầu hoàn chỉnh E-HSDT; trường hợp không bảo đảm đủ thời gian như nêu trên thì phải gia hạn thời điểm đóng thầu;
Trường hợp cần làm rõ E-HSMT, nhà thầu gửi đề nghị làm rõ đến bên mời thầu thông qua Hệ thống tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Nội dung làm rõ E-HSMT được bên mời thầu đăng tải lên Hệ thống.
Trường hợp sau khi làm rõ dẫn đến sửa đổi E-HSMT thì việc sửa đổi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này; Hệ thống gửi thông báo sửa đổi E-HSMT, nội dung làm rõ E-HSMT tới địa chỉ email của nhà thầu đã nhấn nút “theo dõi” trong giao diện của E-TBMT trên Hệ thống.
Nhà thầu cần thường xuyên cập nhật thông tin về sửa đổi, làm rõ E-HSMT trên Hệ thống để bảo đảm cho việc chuẩn bị E-HSDT phù hợp và đáp ứng với yêu cầu của E-HSMT.
* Nộp E-HSDT:
1. Nhà thầu chỉ nộp một bộ E-HSDT đối với một E-TBMT khi tham gia lựa chọn nhà thầu qua mạng. Trường hợp liên danh, thành viên đứng đầu liên danh (đại diện liên danh) hoặc thành viên được phân công trong thỏa thuận liên danh nộp E-HSDT.
2.Quy trình nộp E-HSDT:
a) Nhà thầu chọn số E-TBMT;
b) Nhà thầu nhập thông tin theo yêu cầu của E-HSMT và đính kèm các file để tạo thành bộ E-HSDT. Đối với nội dung liên quan đến tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, nhà thầu kê khai trên webform mà không cần đính kèm bản scan các văn bản, tài liệu liên quan;
c) Nhà thầu kiểm tra thông tin E-HSDT, nhấn vào nút “cam kết” trong giao diện đơn dự thầu và gửi E-HSDT lên Hệ thống.
3. Hệ thống thông báo cho nhà thầu tình trạng nộp E-HSDT (thành công hay không thành công). Hệ thống sẽ ghi lại các thông tin sau đây về việc nộp E-HSDT của nhà thầu: thông tin về bên gửi, bên nhận, thời điểm gửi, trạng thái gửi, số file đính kèm lên Hệ thống để làm căn cứ giải quyết kiến nghị, tranh chấp (nếu có).
4. Rút E-HSDT:
Nhà thầu được rút E-HSDT trước thời điểm đóng thầu. Hệ thống thông báo cho nhà thầu tình trạng rút E-HSDT (thành công hay không thành công). Hệ thống ghi lại thông tin về thời gian rút E-HSDT của nhà thầu.
5. Nộp lại E-HSDT:
Sau khi rút E-HSDT theo quy định tại khoản 4 Điều này, nhà thầu được nộp lại E-HSDT theo quy trình nêu tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhà thầu đã nộp E-HSDT trước khi bên mời thầu thực hiện sửa đổi E-HSMT theo Điều 12 Thông tư này thì nhà thầu đó phải nộp lại E-HSDT mới cho phù hợp với E-HSMT đã được sửa đổi.
* Mở thầu:
1. Đến thời điểm mở thầu, bên mời thầu đăng nhập vào Hệ thống và chọn gói thầu cần mở theo số E-TBMT. Sau đó, bên mời thầu giải mã E-HSDT của các nhà thầu tham dự thầu.
2. Biên bản mở thầu phải đăng tải công khai trên Hệ thống, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin về gói thầu: Số E-TBMT; Tên gói thầu; Tên bên mời thầu; Hình thức lựa chọn nhà thầu; Loại hợp đồng; Thời điểm hoàn thành mở thầu; Tổng số nhà thầu tham dự.
b) Thông tin về các nhà thầu tham dự: Tên nhà thầu; Giá dự thầu; Giá trị và hiệu lực bảo đảm dự thầu; Thời gian thực hiện hợp đồng; Các thông tin liên quan khác (nếu có).
3. Việc mở thầu phải được hoàn thành trong vòng 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
4. Trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu nộp E-HSDT thì bên mời thầu mở thầu ngay mà không phải xử lý tình huống theo quy định tại Khoản 4 Điều 117 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
* Đánh giá E-HSDT
1. Bên mời thầu đăng nhập vào Hệ thống và tải E-HSDT của các nhà thầu để tổ chức đánh giá. Việc đánh giá E-HSDT được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong E-HSMT.
2. E-HSMT, biên bản mở thầu, E-HSDT, kèm theo các văn bản làm rõ E-HSMT, E-HSDT là cơ sở pháp lý để đánh giá E-HSDT của nhà thầu.
3. Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin về bảo đảm dự thầu, thỏa thuận liên danh mà nhà thầu kê khai trên Hệ thống và thông tin trong file quét (scan) thư bảo lãnh, thỏa thuận liên danh thì căn cứ vào thông tin trong file quét (scan) thư bảo lãnh dự thầu, thỏa thuận liên danh để đánh giá.
4. Trường hợp có sự khác biệt giữa thông tin trong file đính kèm E-HSDT do nhà thầu nộp trên Hệ thống và các thông tin kê khai trong webform thì thông tin trong webform là cơ sở để đánh giá E-HSDT, trừ trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này.
5. Đối với các nội dung về năng lực và kinh nghiệm, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm file tài liệu chứng minh. Trường hợp phát hiện nhà thầu kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị coi là có hành vi gian lận quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật đấu thầu và sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải nộp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT.
6. Quy trình đánh giá E-HSDT:
Căn cứ vào E-HSDT của các nhà thầu đã nộp trên Hệ thống và phương pháp đánh giá E-HSDT quy định trong E-HSMT, bên mời thầu chọn 01 trong 02 quy trình đánh giá E-HSDT dưới đây cho phù hợp để đánh giá E-HSDT:
a) Quy trình 01: áp dụng đối với phương pháp “giá đánh giá” và “giá thấp nhất”:
– Bước 1: Đánh giá tính hợp lệ E-HSDT.
– Bước 2: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
– Bước 3: Đánh giá về kỹ thuật.
– Bước 4: Xếp hạng nhà thầu.
b) Quy trình 02: áp dụng đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, đánh giá E-HSDT theo phương pháp “giá thấp nhất” và các E-HSDT đều không có bất kỳ ưu đãi nào:
– Bước 1: Xếp hạng nhà thầu theo giá dự thầu thấp nhất (không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo Điều 16 Thông tư này);
– Bước 2: Đánh giá tính hợp lệ E-HSDT của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
– Bước 3: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
– Bước 4: Đánh giá về kỹ thuật của nhà thầu xếp hạng thứ nhất.
Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không đáp ứng thì thực hiện các bước đánh giá nêu trên đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo.
7. Làm rõ E-HSDT: bên mời thầu và nhà thầu tiến hành làm rõ E-HSDT trực tiếp trên Hệ thống.
8. Tổ chuyên gia vận dụng Mẫu báo cáo đánh giá (mẫu số 1) ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để lập báo cáo đánh giá E-HSDT.
* Phê duyệt Danh sách xếp hạng Nhà thầu
Đối với quy trình 01 quy định tại điểm a khoản 6 Điều 15 Thông tư này, trên cơ sở kết quả đánh giá E-HSDT của tổ chuyên gia, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo Phụ lục số 5A ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT.
thảo
* Thương Hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
1. Việc thương thảo hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
2. Việc trình, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
* Công khai Kết quả lựa chọn Nhà thầu, hoàn thiện và ký kết Hợp đồng
1. Sau khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin về gói thầu: Số E-TBMT; Tên gói thầu; Giá gói thầu hoặc dự toán được duyệt (nếu có); Tên bên mời thầu; Hình thức lựa chọn nhà thầu; Thời điểm hoàn thành đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu.
b) Thông tin về nhà thầu trúng thầu: Tên nhà thầu; Giá dự thầu; Giá trúng thầu; Thời gian thực hiện hợp đồng.
c) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bên mời thầu phải đăng tải thông tin của mỗi chủng loại hàng hóa, thiết bị trong gói thầu mua sắm hàng hóa: Tên hàng hóa; Công suất; Tính năng, thông số kỹ thuật; Xuất xứ; Đơn giá trúng thầu.
d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Việc hoàn thiện và ký kết hợp đồng được thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Sau khi lập xong E-HSMT, bên mời thầu in E-HSMT trình chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm về sự thống nhất giữa nội dung E-HSMT trên Hệ thống và bản E-HSMT mà chủ đầu tư phê duyệt.