27.7.21

Lập hồ sơ mời thầu - Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

 LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA

* Đối với đấu thầu các gói thầu mua sắm hàng hóa dùng chung mẫu hồ sơ mời thầu đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015.

Mẫu số 01: Áp dụng cho phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.

Mẫu số 02: Áp dụng cho phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

* Đối với gói thầu thực hiện chỉ định thầu mua sắm hàng hóa sử dụng mẫu 02 hồ sơ yêu cầu chỉ định ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Mẫu số 02: Chỉ định thầu mua sắm hàng hóa.

* Đối với gói thầu gói thầu mua sắm hàng hóa thực hiện đấu thầu qua mạng, theo quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 15/11/2017 được áp dụng với 03 mẫu dưới đây:

Mẫu số 02: Áp dụng cho đấu thầu rộng rãi qua mạng, 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ (gói thầu <10 tỷ đồng).

Mẫu số 05: Áp dụng cho đấu thầu rộng rãi qua mạng, 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ.

Mẫu số 07: Yêu cầu báo giá chào hàng cạnh tranh rút gọn.

Những lưu ý khi xây dựng hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa

1. Xuất xứ hàng hóa: Không được quy định tương đương về xuất xứ hàng hóa

Không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng như nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, kể cả việc nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ gây ra sự phân biệt đối xử; trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì có thể nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà không được quy định tương đương về xuất xứ.

2. Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất: Không đươc yêu cầu, trường hợp đặc biệt cần có thì được bổ sung sau

     Đối với hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất thì không yêu cầu nhà thầu phải nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.

     Đối với hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế và các dịch vụ liên quan khác thì trong hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu tham dự thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương. Trường hợp trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu không đóng kèm giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm làm rõ, bổ sung trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm tiếp nhận tài liệu bổ sung do nhà thầu gửi đến để đánh giá. Nhà thầu chỉ được trao hợp đồng sau khi đã đệ trình cho chủ đầu tư giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương (Trường hợp trong nội dung giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu làm rõ về các nội dung này để có đầy đủ thông tin phục vụ việc đánh giá hồ sơ dự thầu mà không được loại ngay hồ sơ dự thầu của nhà thầu).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn muốn góp ý, gửi bài viết hoặc câu hỏi,... vui lòng liên hệ qua mail hoặc để lại nhận xét. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog!
(Thắc mắc, yêu cầu của bạn sẽ được giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.)