LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU XÂY LẮP
Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp chung được quy định tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 05 năm 2015, trong đó gồm 02 mẫu:
‒
Mẫu
hồ sơ mời thầu xây lắp dành cho 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ (áp dụng đối với gói thầu
quy mô nhỏ, giá gói thầu < 20 tỷ đồng): Mẫu số 01.
‒
Mẫu
hồ sơ mời thầu xây lắp dành cho 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ.: Mẫu số 02.
* Đối với đấu thầu qua mạng, mẫu hồ sơ mời
thầu xây lắp được quy định tại Thông
tư số 04/2017/TT-BKHĐT & Thông
tư 05/2020/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số
04/2017/TT-BKHĐT, trong đó gồm 02 mẫu:
·
Mẫu
hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng dành cho 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ (áp dụng đối với
gói thầu quy mô nhỏ, giá gói thầu < 20 tỷ đồng), chào hàng cạnh tranh (Áp dụng
đối với gói thầu xây lắp đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt
và giá gói thầu < 5 tỷ đồng). Thực hiện theo Mẫu số 01 đính kèm
theo bài viết của chúng tôi đã thực hiện.
·
Mẫu
hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng dành cho 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ. Thực hiện
theo Mẫu số 04 đính kèm theo bài viết của chúng tôi đã thực hiện.
* Lưu ý
khi lập hồ sơ mời thầu xây lắp:
1. Không được đưa ra
các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, cụ thể:
·
Khi
xây dựng yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự
tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra
sự cạnh tranh không bình đẳng, đồng thời cũng không được đưa ra các yêu cầu quá
cao dẫn đến làm tăng giá dự thầu hoặc làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu
·
Không
được đưa ra các điều kiện để hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu như: Yêu cầu
nhân sự thực hiện gói thầu phải được đóng bảo hiểm xã hội, phải là nhân sự đăng
ký hợp đồng với nhà thầu, thiết bị thi công phải thuộc sở hữu của nhà thầu mà
không được đi thuê, đã thực hiện hợp đồng tương tự trên một địa bàn cụ thể...
hoặc quy định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu cao hơn mức yêu cầu của gói thầu...
·
Tuyệt
đối không đưa ra các nội dung mang tính định hướng, tạo lợi thế cho một hoặc một
số nhà thầu hoặc cản trở sự tham gia của nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không
bình đẳng; không đưa ra các tiêu chí đánh giá có tính chất cục bộ, địa phương
mà chỉ nhà thầu tại địa phương đó mới đáp ứng được.
(Tổng hợp từ Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 và Chỉ
thị số 03/CT-BKHĐT ngày 24/5/2019)
2. Hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội
dung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu,
ký kết và thực hiện hợp đồng, trong đó phải nêu rõ giá trị cụ thể bằng tiền hoặc
tỷ lệ phần trăm (%) các khoản chi phí dự phòng tính trên chi phí xây dựng của
gói thầu để nhà thầu chào thầu. Nhà thầu phải chào các khoản chi phí dự phòng
theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
3. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm Mẫu hợp đồng
và quy định chi tiết các điều, khoản của hợp đồng để nhà thầu làm cơ sở chào thầu
và để các bên làm cơ sở thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
4. Nội dung hợp
đồng tương tự trong hồ sơ mời thầu là một nội dung rất quan trọng và cũng bị
các bên hay hiểu nhầm hoặc "cố tình hiểu nhầm". Để hiểu rõ về vấn đề
này, khi đọc và áp dụng các biểu mẫu trong các thông tư hướng dẫn chúng ta cần
lưu ý bốn nhóm vấn đề sau:
ü Thứ
nhất: Mở rộng đối
tượng hợp đồng tương tự
Đối với hợp đồng
yêu cầu do nhà thầu thực hiện là "Kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực
hiện hợp đồng xây lắp" chứ không phải "Kinh nghiệm chung về thi công
xây dựng", điều này đồng nghĩa với việc khi xác định hợp đồng tương tự mà
nhà thầu đã thực hiện đối với một hợp đồng cụ thể không nhất thiết nhà thầu đó
phải trực tiếp là nhà thầu thi công toàn bộ công việc thuộc hợp đồng mà khái niệm
trên đã được mở rộng là "Kinh nghiệm cụ thể trong quản lý", đồng
nghĩa với việc nhà thầu có thể là tổng thầu, hoặc nhà thầu quản lý hợp đồng xây
dựng đó miễn là nhà thầu chịu trách nhiệm trước bên trao hợp đồng về toàn bộ nội
dung hợp đồng đó.
ü Thứ
hai: Tính chất của
hợp đồng tương tự
Khái niệm về hợp
đồng tương tự được hướng dẫn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu
mới thành lập nhưng có năng lực, kinh nghiệm tốt. Theo đó, tại ghi chú số 10 của
Khoản 2.1 Mẫu hồ sơ mời thầu nêu trên hướng dẫn rõ: Hợp đồng tương tự là hợp đồng
đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với
gói thầu đang xét, bao gồm: tương tự về bản chất và độ phức tạp; tương tự về
quy mô công việc. “Tương tự về quy mô công việc” được hiểu là “có giá trị công
việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang
xét”. Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà
thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của
hợp đồng trong khoảng 50% - 70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu
đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công
tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với hạng mục chính của gói thầu.
ü Thứ
ba: Quy định về số
lượng và giá trị hợp đồng tương tự
Theo quy định (thường ở Khoản 3 Tiêu chuẩn năng lực và kinh
nghiệm thuộc Mẫu hồ sơ mời thầu): Số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự
theo mô tả dưới đây mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn
với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc
thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng (thông thường 3-5 năm) năm trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu):
- Số lượng hợp đồng
là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V (N x V = X) hoặc
- Số lượng hợp đồng
ít hơn hoặc nhiều hơn N, trong đó có ít nhất 01 hợp đồng có giá trị tối thiểu
là V và tổng giá trị tất cả các hợp đồng ≥ X.
Đây chính là điểm
mà chính Bên mời thầu, Tổ chuyên gia và nhiều nhà thầu lúng túng trong cách
tính hợp đồng xây lắp có quy mô tương tự theo hướng dẫn. Phân tích yêu cầu trên
thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự
về quy mô khi thỏa mãn 1 trong 3 trường hợp sau, trong đó ví dụ số lượng hợp đồng
tương tự theo yêu cầu của HSMT là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V:
(a) Số lượng hợp
đồng = N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu = V, như vậy tổng giá trị các hợp đồng
tương tự là X = NxV;
(b) Số lượng hợp
đồng ít hơn N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu = V và tổng giá trị tất cả hợp
đồng tương tự >= X;
(c) Một hợp đồng
có giá trị tối thiểu = V và tổng giá trị tất cả hợp đồng tương tự >= X.
Như vậy, theo hướng
dẫn trên, trường hợp (a) rất thông dụng, dễ hiểu, dễ tính nhưng trong thực tế
chưa tạo thuận lợi cho nhà thầu mới. Ví
dụ: Hồ sơ mời thầu yêu cầu có N = 03 hợp đồng, giá trị tối thiểu mỗi hợp
đồng tối thiểu V = 10 tỷ thì nhà thầu nào có và cung cấp trên 03 hợp đồng có
tính chất tương tự với mỗi giá trị hợp đồng tối thiểu 10 tỷ là đạt yêu cầu.
Nhưng nếu chỉ nhìn vào nội dung này thì sẽ rất đang tiếc cho những nhà thầu có
ít hơn 03 hợp đồng tương tự có giá trị 10 tỷ nhưng lại có nhiều các hợp đồng
tương tự khác có giá trị thấp hợn 10 tỷ và nghĩ rằng mình không đáp ứng và tự loại
bản thân không tham dự nữa. Đối với trường hợp này được hiểu là nếu trong HSMT
yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải
đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang
xét; quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng
các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải bảo đảm các hợp đồng đó có tính chất
tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét. Ví dụ, trong trường hợp
sau nhà thầu vẫn đáp ứng:
(i) Có 01 hợp đồng tương tự giá trị 30,1 tỷ đồng;
hoặc
(ii) Đã hoàn
thành nhiều hơn 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự với gói thầu đang
xét, trong đó ít nhất 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu là 10 tỷ đồng và tổng giá
trị các công trình tương tự không thấp hơn 30 tỷ đồng.
ü Thứ
tư: Áp dụng đối với
nhà thầu liên danh
Việc đánh giá
năng lực, kinh nghiệm của thành viên trong liên danh phải căn cứ vào phần công
việc mà thành viên đó đảm nhận. Trong ví dụ nêu trên, trường hợp nhà thầu với
tư cách là liên danh gồm 2 thành viên, mỗi thành viên đảm nhận thực hiện 50%
giá trị gói thầu thì từng thành viên liên danh được đánh giá là đáp ứng yêu cầu
về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tượng tự nếu:
(i) Từng thành
viên trong liên danh đã hoàn thành 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự với
gói thầu đang xét, có giá trị tối thiểu là 15 tỷ đồng.
(ii) Từng thành
viên trong liên danh thực hiện nhiều hơn 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương
tự với gói thầu, trong đó ít nhất có 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu là 5 tỷ đồng
và tổng giá trị các công trình tương tự của mỗi thành viên không thấp hơn 30 tỷ
đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn muốn góp ý, gửi bài viết hoặc câu hỏi,... vui lòng liên hệ qua mail hoặc để lại nhận xét. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog!
(Thắc mắc, yêu cầu của bạn sẽ được giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.)